Lựa chọn thứ tự sắp xếp bộ tượng tứ không hợp phong thủy

Bộ tượng không nghe – không thấy – không nói – không làm là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc được nhiều người dùng ưa chuộng, mua về để trang trí với mong muốn rèn giũa bản thân, sống có ích cho xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thứ tự sắp xếp bộ tượng tứ không như thế nào cho đúng với ý nghĩa của chúng và cũng nhận về không ít tranh luận. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phân tích rõ cách sắp xếp phổ biến nhất hiện nay.

Mua tượng phật bà Quan Thế Âm đẹp nhất

Vị trí đặt tượng Phúc Lộc Thọ tốt nhất ở đâu trong nhà

thu tu sap xep bo tuong tu khong

Lựa chọn thứ tự sắp xếp bộ tượng tứ không cho không gian của bạn

1. Thông tin cần biết về bộ tượng tứ không

Khi nhắc đến bộ tượng tứ không, chắc hẳn là vẫn còn có nhiều người thắc mắc không biết đó là gì. Thì những thông tin dưới đây sẽ cho mọi người có cái nhìn rõ hơn về bộ tượng này:

1.1 Bộ tượng tứ không là gì?

Bộ tượng tứ không là bộ sản phẩm gồm 4 chú tiểu che mắt (Mizaru), che tai (Kikazaru), che miệng (Iwazaru) và che thân (Shizaru). Với mỗi bức tượng sẽ mang một lời răn dạy riêng, đó là không nhìn điều xấu, không nghe điều xấu, không nói điều xấu và không làm điều xấu.

Bộ tượng này có xuất xứ từ Nhật Bản, được chạm khắc tinh vi và tỉ mỉ trên cổng ngôi chùa Toshuogu ở Nikko. Các bức tượng chú tiểu thể hiện triết lý Nho giáo, đặc biệt là lời dạy của Khổng Tử về tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức cá nhân.

1.2 Ý nghĩa của bộ tượng tứ không?

Với khái niệm trên thì mọi người chắc cũng đã hiểu được phần nào ý nghĩa của bộ tượng tứ không. Đó là:

  • Tượng che mắt: Không nên nhìn những điều xấu xa để tránh những cám dỗ tiêu cực.
  • Tượng che tai: Không nghe những điều xấu, điều thị phi hay những lời nói không đúng với văn hóa, phẩm chất con người.
  • Tượng che miệng: Không nói những lời ác ý, lời nói tổn thương người khác. Và phải luôn cẩn trọng với lời ăn tiếng nói của bản thân.
  • Tượng che thân: Không làm những việc xấu xa, vi phạm pháp luật, trái đạo đức.

Bộ tượng tứ không nhắc nhở mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức, giữ cho mình một tâm hồn thanh tịnh. Trước khi muốn làm điều gì là phải cân nhắc thật kỹ, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn. Đặc biệt là hãy sống một cuộc sống hướng thiện, giúp ích cho cộng đồng.

Với ý nghĩa cực kỳ sâu sắc, bộ tượng tứ không được sử dụng rộng rãi. Và thông thường, mọi người sẽ mua về để trang trí nhà cửa, văn phòng, trên bàn làm việc, làm quà tặng,….

Tượng Thiện Tài Đồng Tử đẹp nhất

1.3 Tượng tứ không làm từ chất liệu gì?

Bộ tượng 4 không được làm ra từ những đôi bàn tay vô cùng khéo léo và tỉ mỉ của các nghệ nhân với nhiều chất liệu khác nhau. Nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là:

  •  Gốm sứ
  • Nhựa
  • Kim loại
  • Gỗ
  • Đá ngọc bích/ thạch anh

Tất nhiên, với mỗi chất liệu thì sẽ có giá thành khác nhau. Tùy vào điều kiện kinh tế mà có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

2. Cách sắp xếp bộ tượng tứ không phổ biến nhất

Hiện nay, có rất nhiều cách sắp xếp bộ tượng tứ không khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là cách dựa theo xu hướng của hành động. Đó là :

2.1 Không nghe – Không nhìn – Không nói – Không làm

Có nghĩa là, đầu tiên, chúng ta phải tránh xa những điều xấu xa bên ngoài (không nhìn, không nghe). Sau đó thì nên kiểm soát lời nói và hành động để tránh gây hại cho bản thân và người khác.

2.2 Các cách sắp xếp khác của bộ tượng tứ không

Bên cạnh thứ tự sắp xếp phổ biến ở trên, còn có nhiều thứ tự sắp xếp khác được mọi người áp dụng. Ví dụ như:

  • Sắp xếp theo thứ tự giác quan: Không nhìn – Không nghe – Không nói – Không làm.
  • Sắp xếp theo hành động: Không làm – Không nói – Không nghe – Không nhìn.
  • Sắp xếp theo thứ tự ngược lại: Không làm – Không nhìn – Không nghe – Không nói.

Vậy thì tại sao lại có sự khác nhau trong thứ tự sắp xếp? Cùng đi tìm câu trả lời trong phần dưới đây nhé!

3. Tại sao lại có nhiều cách sắp xếp bộ tượng tứ không khác nhau?

Thực chất, thứ tự sắp xếp của bộ tượng tứ không sẽ không theo một nguyên tắc cố định nào cả. Mà nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như:

  • Quan điểm văn hóa: Ở mỗi vùng miền thì sẽ có nền văn hóa và cách nhìn khác nhau, dẫn đến việc sắp xếp cũng khác nhau.
  • Giáo lý đạo đức: Dựa trên quan điểm giáo lý của mỗi cá nhân mà có các cách sắp xếp khác nhau.
  • Sở thích cá nhân: Mỗi cách hiểu, mỗi sở thích cũng sẽ có cách sắp xếp không giống nhau.

Tóm lại, sắp xếp tượng 4 không như thế nào không quan trọng. Điều quan trọng nhất đó chính là mỗi chúng ta hiểu được ý nghĩa mà bộ tượng mang lại để có thể áp dụng trong cuộc sống.

Ý nghĩa của Địa Tạng Vương Bồ Tát

4. Những lưu ý khi sắp xếp bộ tượng tứ không

Khi sắp xếp bộ tượng tứ không – một sản phẩm vô cùng ý nghĩa, người dùng cần chú ý những điều sau:

  • Nên đặt tượng ở những nơi dễ nhìn, sạch sẽ, không đặt những nơi ô uế, ẩm thấp.
  • Có thể đặt bộ tượng trên giá sách, trên bàn làm việc,…
  • Nên chọn tượng có kích thước phù hợp với vị trí muốn đặt, không nên chọn tượng quá to hay là quá nhỏ.
  • Hãy thường xuyên vệ sinh các bức tượng để luôn được sạch sẽ.

Bài viết trên đã giải thích chi tiết và giúp mọi người biết nên sắp xếp tượng 4 không như thế nào cho hợp lý. Ngoài ra, bài viết cũng nêu lên những chú ý mà người dùng cần tránh khi sử dụng bộ tượng. Nếu thấy những thông tin trên có ích thì hãy lưu lại, biết đâu một lúc nào đó sẽ cần đến!

Sản phẩm mới nhất:

  • zalo-contact

    Chat Zalo

  • phone-contact

    Liên hệ

  • message-contact

    Messenger

  • youtube-contact

    Youtube

zalo-contact

Chat Zalo

phone-contact

Liên hệ

message-contact

Messenger

youtube-contact

Youtube

Skip to toolbar