Tượng Địa Tạng Đứng Đài Sen Bằng Đá Để Nghĩa Trang
- Sản phẩm chất lượng, điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo
- Miễn phí Ship nội thành Đà Nẵng
- Bồi hoàn khi sản phẩm không đúng mẫu, chất lượng đã đặt.
- Nhận kiểm định chất lượng theo yêu cầu
Thông tin chi tiết
- Chất liệu: Đá trắng nguyên khối
- Chiều cao: 2 mét (liên hệ 0935 678 874 để biết chi tiết)
- Tình trạng hàng: Nhận đặt hàng điêu khắc theo kích thước, loại đá.
- Thời gian hoàn thiện sản phẩm: Dưới 1,5m: 15-20 ngày. Trên 1,5m: 30 ngày.
- Nơi sản xuất: Cơ sở điêu khắc đá Tâm Nguyễn.
Chọn mua tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát ở Tâm Nguyễn
Tâm Nguyễn là cơ sở điêu khắc đá khá nổi tiếng tại xứ sở điêu khắc đá Non Nước – Đà Nẵng. Cơ sở chúng tôi chuyên cung cấp các dáng tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Quý khách hàng quan tâm có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để đội ngũ nhân viên tư vấn của chúng tôi có thể hỗ trợ quý khách lựa chọn các mẫu tượng ưng ý nhất với giá cả vô cùng phải chăng.
- Hotline: 0935 678 874
- Fanpage: fb.com/daquynonnuoctaidanang
- Email: dieukhacdamynghe345@gmail.com
- Địa chỉ: 01 Huỳnh Lắm, Ngũ hành Sơn, Đà Nẵng
Xem thêm những mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát giá rẻ, hợp phong thủy khác
#tuongphat #tuongdiatangdepnhat#tuongdiatangrenhat#bantuongdiatangbangda
#cosodieukhacda#tuongdiatangdatrang #giatuongphongthuy #tuongdaphongthuy
Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị Bồ Tát quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa, cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát. Danh xưng “Địa Tạng” đã thể hiện rõ bi tâm và nguyện lực kiên cường của Bồ Tát. Trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có nói “Địa là dày chắc, Tạng chứa đủ”. Hay theo như Địa Tạng Thập Luận Kinh cũng bàn về danh xưng của ngài như sau “An nhẫn bất động như đại địa, vắng lặng sâu kín giống như kho tàng nên gọi là Địa Tạng”. Và Kinh Phương Quảng Thập Luận cũng viết “Địa Tạng là kho báu giấu kín trong lòng đất”.
Chung quy, có thể hiểu “Địa” là đất, tượng trưng cho bản thể chân tâm vững chắc, là nơi nương tựa và sinh trưởng muôn pháp, “Tạng” là kho báu, chỉ sự vô lượng Phật báu trong bản thể chân tâm ấy có thể đem bố thí khắp cõi chúng sanh. Tóm lại danh xưng “Địa Tạng Vương” đã khái quát trọn vẹn ý nghĩa về tâm nguyện rộng lớn của Bồ Tát Địa Tạng, luôn kiên trì, nhẫn nại và bao dung như đất mẹ, chứa đựng vô vàn kho báu Phật pháp để cứu độ chúng sinh.
Đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Theo kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Địa Tạng Vương Bồ Tát đã trải qua vô lượng kiếp, trong đó có bốn lần tương ứng với 4 tiền thân phát đại nguyện thể hiện lòng từ bi vô lượng và quyết tâm cứu độ chúng sinh của Ngài.
Cô gái Bà-la-môn: Vì thương mẹ mình đọa vào địa ngục, một người nữ dòng dõi Bà-la-môn đã phát nguyện tu hành tinh tấn, hồi hướng công đức để cứu mẹ. Nhờ lòng chí thành và sự tu tập kiên trì, cuối cùng bà đã giải thoát mẹ khỏi khổ đau và phát nguyện rộng lớn rằng: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”
Thiếu nữ Quang Mục: Thiếu nữ Quang Mục vốn là cô gái có nhiều phước đức. Nhưng mẹ cô lại là người làm vô số điều ác, gieo nghiệp quả nặng nề nên khi chết đọa vào địa ngục. Quang Mục thương mẹ nên đã cầu nguyện với đức Phật, thường xuyên cúng dường hồi hướng công đức cho mẹ. Trong các vị tăng giả cô cúng dường, có 1 vị A-la-hán đã cho cô biết rằng mẹ cô đã thoát khỏi địa ngục, đầu thai làm kiếp người nhưng vẫn còn chịu nhiều quả báo nên sanh vào gia đình nghèo hèn, lại còn chết yểu. Vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ, v.v… Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.”
Vị vua yêu thương con dân: Trong vô lượng kiếp quá khứ trở về trước, Địa Tạng Vương Bồ Tát vốn là 1 vị vua yêu thương con dân, nhưng lúc bấy giờ dân chúng nhiều người làm điều ác nên ngài đã phát nguyện “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”
Con của vị Trưởng giả: Trong thời Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, tiền thân của Địa Tạng Vương Bồ Tát là con của một vị Trưởng giả, nhờ duyên lành là được đảnh lễ Đức Phật. Nhìn thấy Đức Phật tướng mạo tốt đẹp nghìn phước trang nghiêm nên Trưởng giả tử mới bạch hỏi Ngài tu hạnh nguyện gì mà được tốt đẹp như thế? Lúc đó, Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai bảo Trưởng giả tử rằng: “Muốn chứng được thân tướng tốt đẹp này, cần phải trải qua trong một thời gian lâu xa độ thoát tất cả chúng sanh bị khốn khổ”. Trưởng giả tử nghe xong liền phát nguyện rằng: “Từ nay đến tột số chẳng thể kể xiết ở đời sau, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng đó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật Đạo”.
4 đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát có thể tóm gọn trong câu:
“Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật.
Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề”
Có nghĩa là “Nếu địa ngục chưa trống rỗng, tôi thề không thành Phật” và “Khi tất cả chúng sinh đã được độ thoát, tôi mới chứng đắc quả vị Phật”. Đại nguyện này thể hiện tinh thần vị tha, quên mình vì chúng sinh của Bồ Tát Địa Tạng. Ngài không chỉ quan tâm đến sự giải thoát của bản thân mà còn đặt hạnh phúc của chúng sinh lên trên hết. Đây là một tấm gương sáng về lòng từ bi và sự hy sinh cao cả, là nguồn cảm hứng lớn lao cho những ai đang trên con đường tu tập và thực hành hạnh Bồ Tát.
Câu thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát
Thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát, còn được gọi là chú Đại Bi Địa Tạng, mang trong mình những thần lực đặc biệt và ý nghĩa tâm linh sâu sắc như tiêu trừ nghiệp chướng, cầu siêu độ và bảo vệ. tăng tưởng phước báu, bảo vệ tu tập. Ở Việt Nam, kinh Địa Tạng thừa được dùng cho việc cầu siêu, ma chay hay tuần thất (lễ 49 ngày sau khi mất).
Câu chú Địa Tạng Vương Bồ Tát:
- Tiếng Phạn: Om Ha Ha Ha Vismaye Svaha (phiên âm tiếng Việt: Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti So Ha)
- Tiếng Việt: Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nên trì tụng chú Địa Tạng Vương Bồ Tát 108 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Và tụng với tâm thành kính, tập trung và hướng về Địa Tạng Vương Bồ Tát, có thể kết hợp với việc tụng kinh Địa Tạng hoặc niệm danh hiệu Ngài.
Xem thêm nhiều mẫu tượng Quan Âm bằng đá đẹp giá rẻ tại địa chỉ: dieukhacdamynghe.vn